An ninh mạng là gì?
An ninh mạng là phương pháp bảo vệ an toàn cho máy tính, mạng, ứng dụng phần mềm, hệ thống quan trọng và dữ liệu khỏi các mối đe dọa kỹ thuật số tiềm ẩn. Các tổ chức chịu trách nhiệm bảo mật dữ liệu để duy trì lòng tin của khách hàng cũng như đáp ứng việc tuân thủ quy định. Họ sử dụng các biện pháp và công cụ an ninh mạng để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm khỏi bị truy cập trái phép cũng như ngăn chặn gián đoạn trong hoạt động kinh doanh gây ra bởi hoạt động mạng ngoài ý muốn. Các tổ chức triển khai an ninh mạng bằng cách hợp lý hóa công tác phòng vệ kỹ thuật số giữa con người, quy trình và công nghệ.

Tại sao an ninh mạng lại quan trọng?
Các doanh nghiệp trong những lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như năng lượng, vận tải, bán lẻ và sản xuất, sử dụng các hệ thống kỹ thuật số và kết nối tốc độ cao để cung cấp dịch vụ khách hàng hiệu quả và điều hành hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả về chi phí. Cũng như bảo mật tài sản vật lý, các doanh nghiệp còn phải bảo mật tài sản kỹ thuật số và bảo vệ hệ thống không bị truy cập ngoài ý muốn. Một sự kiện vi phạm và truy cập trái phép có chủ đích vào hệ thống máy tính, mạng hoặc cơ sở được kết nối gọi là cuộc tấn công mạng. Nếu cuộc tấn công mạng thành công, dữ liệu bảo mật sẽ bị lộ, đánh cắp, xóa hoặc thay đổi. Các biện pháp an ninh mạng bảo vệ trước những cuộc tấn công mạng và mang lại các lợi ích sau đây.
Ngăn chặn hoặc giảm tổn thất do vi phạm
Các tổ chức triển khai chiến lược an ninh mạng giảm thiểu những hậu quả không mong muốn của các cuộc tấn công mạng mà theo đó có thể tác động tới uy tín kinh doanh, tình trạng tài chính, hoạt động kinh doanh cũng như lòng tin của khách hàng. Ví dụ: các công ty kích hoạt các kế hoạch phục hồi sau thảm họa để ngăn các đợt xâm nhập có thể xảy ra và giảm thiểu gián đoạn đối với hoạt động kinh doanh.
Duy trì tuân thủ theo quy định
Các doanh nghiệp nằm trong những ngành nghề và khu vực cụ thể phải tuân thủ các yêu cầu quy định để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm trước những rủi ro mạng có thể xảy ra. Ví dụ: các công ty hoạt động ở Châu Âu phải tuân thủ Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR), trong đó yêu cầu các tổ chức thực hiện những biện pháp an ninh mạng phù hợp để đảm bảo quyền riêng tư của dữ liệu.
Giảm thiểu các mối đe dọa mạng không ngừng biến hóa
Các cuộc tấn công mạng luôn biến hóa song song với những công nghệ không ngừng thay đổi. Tội phạm sử dụng những công cụ mới và nghĩ ra các chiến lược mới để truy cập trái phép vào hệ thống. Các tổ chức vận dụng và nâng cấp các biện pháp an ninh mạng để bắt kịp những công nghệ và công cụ tấn công kỹ thuật số mới và không ngừng biến hóa này.
An ninh mạng cố gắng phòng vệ trước những loại tấn công an ninh mạng nào?
Các chuyên gia an ninh mạng cố gắng hạn chế và giảm thiểu các mối đe dọa hiện tại và mới xuất hiện tránh xâm nhập vào hệ thống máy tính theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về những mối đe dọa mạng phổ biến.
-
Phần mềm độc hại
Phần mềm độc hại còn được gọi là malware. Phần mềm độc hại bao gồm một loạt các chương trình phần mềm được xây dựng để cho phép các bên thứ ba truy cập trái phép vào thông tin nhạy cảm hoặc làm gián đoạn hoạt động bình thường của một cơ sở hạ tầng trọng yếu. Những phần mềm độc hại thường thấy bao gồm Trojan, phần mềm gián điệp và vi-rút.
-
Phần mềm tống tiền
Phần mềm tống tiền đề cập đến một mô hình kinh doanh và một loạt các công nghệ có liên quan mà những kẻ lừa đảo sử dụng để tống tiền các thực thể. Dù bạn mới bắt đầu hay đang xây dựng trên AWS, chúng tôi có các tài nguyên chuyên dụng để giúp bạn bảo vệ các hệ thống trọng yếu và dữ liệu nhạy cảm của bạn khỏi phần mềm tống tiền.
-
Tấn công xen giữa
Tấn công xen giữa bao gồm việc một bên từ bên ngoài cố gắng truy cập trái phép vào mạng trong khi trao đổi dữ liệu. Những cuộc tấn công như vậy gia tăng rủi ro bảo mật đối với thông tin nhạy cảm như dữ liệu tài chính.
-
Lừa đảo
Lừa đảo là một mối đe dọa an ninh mạng sử dụng các kỹ thuật tấn công phi kỹ thuật để lừa người dùng tiết lộ thông tin nhận dạng cá nhân. Ví dụ: những kẻ tấn công mạng gửi email khiến người dùng nhấp vào và nhập dữ liệu thẻ tín dụng trên một trang web thanh toán giả mạo. Các cuộc tấn công lừa đảo cũng có thể dẫn đến việc tải xuống các tệp đính kèm độc hại thực hiện cài đặt phần mềm độc hại trên các thiết bị của công ty.
-
DDoS
Tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) là một nỗ lực phối hợp nhằm làm quá tải máy chủ bằng cách gửi một lượng lớn các yêu cầu giả mạo. Những sự kiện như vậy ngăn người dùng bình thường kết nối hoặc truy cập vào máy chủ bị nhắm đến.
-
Mối đe dọa nội bộ
Một mối đe dọa nội bộ là một rủi ro an ninh do nhân viên có ý định xấu trong một tổ chức gây ra. Nhân sự có quyền truy cập cấp cao vào hệ thống máy tính và có thể làm mất ổn định tính bảo mật của cơ sở hạ tầng từ bên trong.
Công nghệ an ninh mạng hiện đại là gì?
Zero trust
Zero trust là một nguyên tắc an ninh mạng giả định rằng không có ứng dụng hoặc người dùng nào được tin tưởng theo mặc định, ngay cả khi ứng dụng/người dùng đó được lưu trữ trong tổ chức. Thay vào đó, mô hình zero trust đảm nhận kiểm soát quyền truy cập với đặc quyền thấp nhất, yêu cầu phải thực hiện xác thực nghiêm ngặt từ các cơ quan tương ứng và giám sát liên tục các ứng dụng. TechWall sử dụng các nguyên tắc zero trust để xác thực và xác nhận từng yêu cầu API một.
Mã hóa đám mây
Mã hóa đám mây làm nhiễu dữ liệu trước khi lưu trữ trên các cơ sở dữ liệu đám mây. Điều này ngăn cản các bên không được cho phép lạm dụng dữ liệu có thể cấu thành các trường hợp vi phạm. Các tổ chức sử dụng dịch vụ quản lý khóa để kiểm soát quá trình mã hóa dữ liệu trong các khối lượng công việc.
Phân tích hành vi
Phân tích hành vi giám sát quá trình truyền dữ liệu từ các thiết bị và mạng để phát hiện các hoạt động đáng ngờ và kiểu mẫu bất thường. Ví dụ: đội ngũ bảo mật CNTT được cảnh báo về tình trạng tăng đột biến về hoạt động truyền dữ liệu hoặc lượt tải các tệp đáng ngờ xuống các thiết bị cụ thể.
Hệ thống phát hiện xâm nhập
Các tổ chức sử dụng hệ thống phát hiện xâm nhập để xác định và nhanh chóng phản ứng với một cuộc tấn công mạng. Các giải pháp bảo mật hiện đại sử dụng máy học và phân tích dữ liệu để phát hiện ra các mối đe dọa tiềm tàng trong cơ sở hạ tầng điện toán của tổ chức. Cơ chế phòng vệ chống xâm nhập cũng thu thập dấu vết dữ liệu trong trường hợp sự cố xảy ra, giúp đội ngũ bảo mật phát hiện ra nguồn gốc của sự cố.
An toàn an ninh thông tin - Bảo vệ và phòng thủ
Giữa bối cảnh chuyển đổi số, an toàn thông tin (ATTT) gắn liền với phát triển kinh tế số và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các công nghệ mới được cập nhật và triển khai ồ ạt cũng có thể tạo ra những lỗ hổng trong quá trình ứng dụng công nghệ. Việc PHẢI làm là đẩy mạnh xây dựng các chiến lược nhằm tối ưu hệ thống bảo mật doanh nghiệp nhằm ứng phó trước các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng. Là đối tác bảo mật tin cậy của nhiều Doanh nghiệp, TechWall luôn sát cánh cùng tổ chức bạn bảo vệ an toàn an ninh thông tin bền vững.
Dịch vụ an ninh mạng của TeachWall bao gồm
Firewall, VPN, IPS, ISD
Incident & alert management
Threat Modelling & Monitoring
Network Forensics
Tại sao nên chọn TechWall là đối tác An ninh mạng
TechWall với phương trâm luôn sát cánh và đồng hành cùng Doanh nghiệp
Chuyên gia hàng đầu
TechWall có đầy đủ đội ngũ chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến CNTT, chuyên gia an ninh bảo mật,...
Chuẩn bảo mật quốc tế
Tuân thủ tiêu chuẩn bảo mật và an toàn dữ liệu chuẩn quốc tế, hạn chế rủi ro bị đánh cắp thông tin
Phát hiện và phản hồi sớm mối nguy
Phát hiện sớm các vấn đề về mất an toàn thông tin trong tổ chức như: các sự kiện bất thường, các lỗ hổng, điểm yếu bảo mật đang tồn tại…
Tự động và tối ưu hóa
Phát triển và vận hành trên nền tảng tự động hóa và các công nghệ số 1 thế giới: IBM QRadar, Splunk, CarbonBlack…
Tích hợp linh hoạt
Tích hợp dễ dàng với hạ tầng và giải pháp bảo mật có sẵn của doanh nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí
What clients say about our Managed IT Services

